15:27 16/05/2025

Cần tính toán hợp lý, linh hoạt, đảm bảo hiệu quả, công bằng khi sử dụng ngân sách cho công tác xây dựng pháp bet88 net

Như Nguyệt

“Tôi đồng tình theo khoản chi, tuy nhiên phải cân nhắc thật kỹ. Hiện nay chúng ta xây dựng bet88 net, pháp lệnh chỉ thực hiện một quy trình, trước đây số tiền này phải làm 2 kỳ hoặc 3 kỳ nhưng bây giờ chủ yếu làm một kỳ, mà khoản chi 20 tỷ cho xây dựng 1 bộ bet88 net mới tôi nghĩ hơi cao”, đại biểu này cho hay...

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn.
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn.

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Dự thảo Nghị quyết quy định, ngân sách nhà nước bảo đảm chi cho công tác xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển.

ĐIỀU CHỈNH CƠ CHẾ PHÂN BỔ TỶ LỆ KHOÁN CHI

Đánh giá cao về cơ chế, chính sách đặc thù cho cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần cân nhắc đến những đối tượng được khoán chi.

“Tôi đồng tình theo khoản chi, tuy nhiên phải cân nhắc thật kỹ. Hiện nay chúng ta xây dựng luật, pháp lệnh chỉ thực hiện một quy trình, trước đây số tiền này phải làm 2 kỳ hoặc 3 kỳ nhưng bây giờ chủ yếu làm một kỳ, mà khoản chi 20 tỷ cho xây dựng 1 bộ luật mới tôi nghĩ hơi cao”, đại biểu này cho hay.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng lại cho rằng, việc phân bổ tỷ lệ khoán chi giữa các công đoạn trong quá trình xây dựng pháp luật hiện nay cũng còn chưa hợp lý. Phần lớn kinh phí được phân bổ cho giai đoạn xây dựng soạn thảo, thẩm định, trình dự án chiếm khoảng 70%; trong khi giai đoạn thẩm tra vốn đóng vai trò kiểm soát chất lượng cuối cùng trước khi trình Quốc hội chỉ được phân bổ khoảng 30%.

“Cách phân bổ này phản ánh chưa đúng khối lượng yêu cầu chuyên môn của công tác thẩm tra, nhất là khi nhiều dự án luật còn chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng của cơ quan thẩm tra phải tổ chức thêm các đợt khảo sát, hội thảo, tham vấn nếu không được đảm bảo nguồn lực tương xứng, chất lượng của hoạt động thẩm tra sẽ bị ảnh hưởng, làm suy giảm vai trò trong kiểm soát quyền lực lập pháp.

Do đó, tôi đề xuất cần điều chỉnh cơ chế phân bổ tỷ lệ khoán chi theo hướng linh hoạt gắn với nhiệm vụ đặc thù và mức độ phức tạp của từng dự án luật để đảm bảo hiệu quả, công bằng, bền vững trong việc sử dụng ngân sách cho công tác xây dựng pháp luật”, đại biểu này nói thêm.

Còn đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng cần làm rõ cụ thể tiêu chí xác định thế nào là trực tiếp, thường xuyên, có thể cân nhắc quy định tỷ lệ, thời gian công tác tối thiểu chẳng hạn người làm việc từ 70% thời gian trở lên trong lĩnh vực xây dựng pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền thì mới thuộc diện hưởng chính sách này.

Điều này giúp tránh tình trạng áp dụng mở rộng hoặc tùy tiện giữa các đơn vị.

QUY ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cho rằng cần phải quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Vì theo đại biểu, thực tiễn là thời gian qua, hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những nhiệm vụ lớn thường xuyên của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhưng khi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức lấy ý kiến các dự án luật, hầu như các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn đều cơ bản thống nhất với dự thảo luật nhưng khi luật ban hành thực hiện lại phát sinh vướng mắc và đổ lỗi là không sát với thực tế.

Bên cạnh đó, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương cũng đề nghị cần bổ sung đối tượng được thụ hưởng chế độ chính sách đặc biệt tại địa phương, gồm đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách tại địa phương; công chức văn phòng tham mưu, giúp việc trực tiếp; đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; công chức cán bộ tham mưu giúp việc trực tiếp cho các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo nghị quyết.

Còn Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đề xuất Quốc hội xem xét bổ sung các thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc đối tượng được hưởng chế độ chính sách đặc biệt vì không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập mà còn là chính sách thu hút nguồn lực chất lượng cao cho công tác xây dựng tổ chức thi hành pháp luật.

Dự thảo quy định người tham gia công tác xây dựng pháp luật được hỗ trợ hàng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lượng hiện hưởng (không gồm phụ cấp). Theo đó, phải là “người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị”.

Nhóm 1là toàn bộ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và địa phương.

Nhóm 2là lãnh đạo, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang có vị trí việc làm xây dựng pháp luật, pháp chế, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế, nghiên cứu viên và nhóm này chỉ thuộc cơ quan, đơn vị theo quy định.