18:36 05/05/2025

Hai nút thắt lớn khiến link bet88 các dự án giao thông trọng điểm ì ạch

Phan Linh

Bộ Tài chính cho biết tính đến hết tháng 3/2025, 11 dự án giao thông quan trọng quốc gia mới giải link bet88 4.812,7 tỷ đồng, đạt 5,5% kế hoạch năm 2025 được giao; đa số dự án giải link bet88 dưới 10%...

Ảnh: VGP
Ảnh: VGP

Tại báo cáo cập nhật về tình hình giải ngân vốn đầu tư công mới đây, Bộ Tài chính cho biết tổng vốn đầu tư năm 2025 phân bổ cho 11 dự án giao thông trọng điểm là 87.533,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương chiếm 74.538,7 tỷ và ngân sách địa phương là 12.994,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính đến ngày 31/3, tổng giá trị giải ngân mới đạt 4.812,7 tỷ đồng (5,5%), gồm 3.950,3 tỷ đồng từ ngân sách trung ương (5,3%) và 862,5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương (6,6%).

Chẳng hạn, Dự án Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được giao vốn cao nhất với 32.135,9 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 3 chỉ giải ngân được gần 1.700 tỷ đồng (5,3%). Trong đó, tỷ lệ giải ngân tại các đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng, Hậu Giang – Cà Mau và Vạn Ninh – Cam Lộ lần lượt đạt 14,5%, 9,4% và 8,2%, trong khi đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh là thấp nhất, chỉ đạt 0,7%.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM, dù được bố trí gần 14.300 tỷ đồng, mới giải ngân được 2,9%, với các đoạn thành phần 1 và 7 chỉ đạt 2,6% và 2,1%.

Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 được phân bổ 10.845,5 tỷ đồng, hiện mới giải ngân gần 650 tỷ đồng (6%), trong đó các đoạn thành phần 1, 2 và 4 đạt 6–8%, còn thành phần 3 dưới 2%.

Tiến độ giải ngân tại 11 dự án giao thông trọng điểm Nguồn: VnEconomy cập nhật từ báo cáo của Bộ Tài chính
Tiến độ giải ngân tại 11 dự án giao thông trọng điểm
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ báo cáo của Bộ Tài chính

Nổi bật nhất là dự án Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, đạt 16% tiến độ (tương đương gần 900 tỷ đồng); riêng đoạn thành phần 3 đạt gần 40%, trong khi hai đoạn còn lại chỉ đạt 5,6% và 13,1%.

Theo Bộ Xây dựng, dù các địa phương và chủ đầu tư đã có nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, nhưng việc giải ngân vẫn gặp hai vướng mắc lớnliên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng cần tiếp tục tập trung tháo gỡ.

Theo Bộ Xây dựng, những vướng mắc liên quan đến mặt bằng, việc di dời hạ tầng kỹ thuật, cùng với tình trạng thiếu hụt vật liệu đắp trong thời gian dài trước đây (dù hiện nay đã được tháo gỡ), cộng thêm yếu tố thời tiết bất lợi, đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của các dự án giao thông trọng điểm. Hệ quả là một số dự án hiện đứng trước nguy cơ không hoàn thành đúng như kế hoạch đề ra.

Về công tác giải phóng mặt bằng, nhiều địa phương đã bàn giao thêm diện tích để triển khai thi công. Tuy phần diện tích còn lại không lớn, nhưng chủ yếu là đất ở, nên quá trình giải phóng gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phát sinh khiếu nại và tranh chấp. Cụ thể, tiến độ giải phóng mặt bằng tại các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Khánh Hòa và Bình Dương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, việc di dời hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương như Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai và Bình Dương cũng đang chậm tiến độ.

Về nguồn vật liệu xây dựng, nhiều tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Đồng Nai đã hoàn tất thủ tục cấp mỏ cho các dự án. Tuy nhiên, một số thủ tục quan trọng vẫn chưa hoàn thành, điển hình như việc chấp thuận cho thuê đất mỏ Ea Kênh phục vụ dự án Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) hay thủ tục nâng công suất mỏ đá phục vụ dự án Tuyên Quang – Hà Giang (tỉnh Hà Giang) còn bị trì hoãn.